Sóng lạ đè sóng không lưu Tân Sơn Nhất:Khó thoát "lưới trời"

"Dựa vào nguyên lý hoạt động có thể thấy nguyên nhân của hiện tượng nhiễu sóng là do bị một nguồn sóng lạ đè".

"Nguồn sóng này tương đối mạnh"
Trao đổi với báo chí, ngay sau khi sự cố xảy ra, một vị lãnh đạo Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam cho biết, trong thời gian từ 6h47 đến 7h05 sáng 16/6, đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất bị nhiễu sóng điều hành trên tất cả các kênh do bị một nguồn sóng lạ đè.
Vị lãnh đạo cũng cho biết thêm: "Chúng tôi đã liên lạc Cục quản lý tần số vô tuyến điện để điều tra tìm tần số sóng từ đâu. Đánh giá ban đầu, đây là nguồn sóng tương đối mạnh, phủ sóng trên các tần số điều hành của đài kiểm soát”.
 ngày 16/6, theo TS Nguyễn Bách Phúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Khoa học công nghệ & Quản lý TP.HCM HASCON, Viện trưởng Viện Điện – Điện tử - Tin học EEI thì với thông tin ban đầu này, có lẽ còn quá sớm để phân tích nguyên nhân sự cố nói trên.
Hơn nữa Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam đã nói rất đúng rằng "đã liên lạc Cục quản lý tần số vô tuyến điện để điều tra tìm tần số sóng từ đâu".
Ở đây chúng ta chỉ có thể dựa vào nguyên lý hoạt động để sơ bộ đưa ra những nguyên nhân có thể của hiện tượng “bị một nguồn sóng lạ đè”:
Trước tiên, các giải tần số vô tuyến điện đã được phân chia rất khoa học và rất chặt chẽ, sao cho các giải tân số của các ứng dụng không chồng chéo và xâm phạm lẫn nhau, được Cục quản lý tần số quản lý rất chặt chẽ, sự phân chia này có hiệu lực pháp luật. Khoảng cách giữa giải tần của hai ứng dụng khác nhau đủ lớn để khó xảy ra sự cố chồng chéo.


 Như vậy khi nói “bị một nguồn sóng lạ đè” lên, người nghe có thể hiểu một trong hai khả năng là ngẫu nhiên hoặc cố ý.
Thứ nhất, nguồn sóng lạ là ngẫu nhiên: có thể do một sự cố nghiêm trọng xảy ra ở các thiết bị điện, năng lượng, hoặc các máy phát sóng của một ứng dụng khác đang hoạt động trong khu vực. Bởi vì, hằng ngày các thiết bị này vẫn làm việc bình thường mà không gây ra sóng lạ, chỉ khi bị sự cố mới có khả năng phát ra sóng lạ.
Trường hợp ngẫu nhiên thứ hai là sự cố xảy ra tại chính nguồn phát sóng của điều khiển không lưu. Sự cố khiến máy phát phát ra một nguồn sóng lạ, khác với nguồn sóng bình thường của mình.
Tuy nhiên, cách giải thích trường hợp này không có sức thuyết phục, bởi vì sóng lạ chỉ đè có 18 phút, chẳng lẽ máy phát sóng của điều khiển không lưu chỉ sự cố có 18 phút rồi lại tự khôi phục được. 
Thứ hai, nguồn sóng lạ là cố ý: điều này chỉ xảy ra khi có hành động cố tình phá hoại.
Sẽ tìm được nguồn sóng lạ từ đâu
Ông Phúc khẳng định: "Có một điều đáng mừng là Cục quản lý tần số và lực lượng an ninh hoàn toàn có khả năng phát hiện chính xác nguồn sóng lạ phát ra từ đâu, nhờ họ đã có đầy đủ những phương tiện tự động hóa hiện đại. Nguồn sóng lạ đó không thể trốn khỏi “lưới trời” của lực lượng an ninh và Cục tần số".
Ngoài ra, phía Tổng công ty quản lý bay cũng đưa ra thông tin,  khi xảy ra hiện tượng can nhiễu trên tần số điều hành bay, ngay lập tức cơ sở điều hành bay đã thực hiện phương án dự phòng (cụ thể là sử dụng các tần số dự bị theo đúng quy trình), bảo đảm điều hành bay an toàn tuyệt đối.
Thế nhưng, trong thời gian bị nhiễu sóng, trên vùng bay Tây Sơn Nhất có 6 máy bay đường dài đang đến và 3 chuyến chuẩn bị hạ cánh. Đài kiểm soát không lưu đã  yêu cầu các máy bay này tiến hành bay chờ, trong đó có một chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh.
Còn nhớ, tháng 11/2014, Đài kiểm soát không lưu Tân Sơn Nhất từng bị mất điện do cháy nguồn hệ thống UPS làm gián đoạn điều hành bay.

Sự cố trục trặc điều hành bay khiến hàng chục chuyến bay đến và đi từ sân bay Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng trong ngày 20/11, kéo theo chậm chuyến liên tiếp hàng loạt tại nhiều sân bay khác trên cả nước, gây thiệt hại kinh tế cho các hãng hàng không và ảnh hưởng việc đi lại của hàng nghìn hành khách.
Nguyên nhân sự cố mất điện Trung tâm điều hành không lưu Tân Sơn Nhất được xác định là do kíp trực thực hiện sai thao tác kỹ thuật.
Đây được đánh giá là sự cố đặc biệt nghiêm trọng mang tính quốc tế, chưa từng có tiền lệ.
Sau khi đó, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) vừa kiến nghị Bộ GTVT xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc và một Phó Tổng giám đốc đơn vị này.

Bảo Hân/ Đất Việt

Có thể bạn quan tâm?

Tin nóng 2510008199938983417

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item