Ăn gì khi đến Thanh Hóa? p3

Bánh đa Minh Châu
Làng Minh Châu thuộc xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hoá đã trở thành làng nghề truyền thống với chiếc bánh đa. Chiếc bánh đa được chế biến từ nguyên liệu rất gần gũi và dân dã đó là gạo và mè đen. Nhưng với bàn tay khéo léo của người thợ, bột gạo (gạo sau khi xay hoà với nước) và mè đen đã được tráng đủ mỏng để bánh không bị rách và phơi trên những tấm nang tre, vĩ tre phơi nắng. Bánh đa thường được nướng hoặc ăn sống, ăn kèm một số món ăn: bánh đa cuốn thịt luộc, cá luộc, bánh đa chấm cùng chẻo (một món ăn cùng gỏi cá nhệch), hay chỉ đơn giản là nướng lên để ăn vặt.


Bánh nhè

Là một món ăn vặt tại Thanh Hóa nhưng những ai đến Thanh Hóa đều muốn nếm thử. Tên bánh có từ thời xa xưa rồi người dân cứ thế mà gọi chứ cũng không biết tại sao có tên như vậy. Bánh giống bánh chay hay chè trôi nước, cũng là bột được nhào nặn kỹ bao quanh nhân đậu xanh với dừa và đường. Đường làm bánh nhè phải là đường vàng chứ không là đường trắng. Đặc biệt, bánh nhè phải được nấu trong nước mật mía và gừng ăn cùng nước cốt dừa thăng sền sệt và mè thì mới đúng chất bánh nhè. Khi chín mật mía ngấm vào nhân thơm lừng, vỏ bánh dai dai thoảng thoảng hương gừng và mè rang cùng với vị béo béo của nước cốt dừa là một món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ của người dân Thanh Hóa. Bánh được bán với giá 5.000 bát tại các gánh hàng rong tại chợ Vườn Hoa.

Cá rô Đầm Sét

Đầm Sét thuộc xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân. Đầm nằm ở hạ lưu sông Chu là nơi sinh sống của một loài cá rô mà xưa kia chỉ dùng để tiến vua. Săn chắc từng thớ thịt và vị béo ngậy của cá là nguyên liệu ngon cho nhiều món ăn: cá rô nướng rơm, canh cá rô nấu cải xanh, …

Cá mè sông Mực

Sông Mực hay hồ sông Mực là một địa điểm không thể nào không ghé qua khi du khách tham quan vườn quốc gia Bến En. Trong hồ có nhiều loại cá nhưng đặc biệt phải kể đến là cá mè. Cá mè trong hồ có con rất to, thịt chắc, ngọt thơm và ít xương. Cá được chế biến thành nhiều món: nấu ngót, nấu lẩu, luộc, … và đặc biệt nếu cá được chấm cùng nước Do xuyên thì vị ngon không gì sánh bằng.

Bưởi Luận Văn

Huyện Thọ Xuân còn có một đặc sản đó là Bưởi, không như bưởi năm roi, bưởi da xanh có da bưởi màu xanh nhưng bưởi Luận Văn có da đỏ. Làng Luận Văn xã Thọ Xương huyện Thọ Xuân là nơi sản sinh là loại bưởi này. Bưởi có màu đỏ từ trong ra ngoài (tép bưởi đỏ và vỏ bưởi cũng màu đỏ). Đặc biệt bưởi có hương thơm đặc trưng, thơm lừng cả nhà. Dịp tết nhà nhà ai cũng muốn mua bưởi về chưng để cầu mang may mắn cả năm

Ngoài ra Thanh Hoá cũng có một số đặc sản đặc trưng của vùng Bắc bộ: Bánh ích (hoặc được gọi là bánh ít), Cháo canh (món ăn được nấu bằng bột gạo với sườn, khi ăn có thêm sợi bánh canh), ống mút (ốc len), …
Theo Tri Thức Trẻ

Có thể bạn quan tâm?

Xem - Ăn Chơi 8534880349216828806

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Tin nóng

Tin cập nhật

Like Fanpage

item